Skip to content
  • Trang chủ
  • Đầu tư tài chính
    • Cổ phiếu
    • Trái phiếu
    • Quản lý danh mục đầu tư
  • Quản lý tài chính cá nhân
    • Kiến thức TCCN
    • Lãi suất tiết kiệm
    • Mã giảm giá

Quản Lý Tài chính Cá nhân

Bền vững Tài chính – Tự do Cuộc sống

3 kênh đầu tư phổ biến nhất để sớm tự do tài chính

Tháng Sáu 18, 2020 by finfreejourney

Muốn tự do tài chính thì tiết kiệm và gửi vào ngân hàng thôi là không đủ. Để chiến thắng lạm phát và chuẩn bị đủ nguồn lực khi bạn về hưu, bạn phải học cách lấy tiền đẻ ra tiền. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu sơ lược 3 kênh đầu tư phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

1. Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là kênh đầu tư phổ biến và đòi hỏi ít vốn. Theo Luật Dân sự, Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác.

Các loại giấy tờ có giá phổ biến là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng tương lai,…

Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Bạn có thể hiểu sở hữu cổ phiếu là sở hữu doanh nghiệp. Tùy vào tỷ lệ sở hữu của bạn tại doanh nghiệp mà mức độ ảnh hưởng của bạn đến doanh nghiệp, giá cổ phiếu sẽ khác nhau.

Ưu điểm:

Đây là loại hình đầu tư phổ biến, đòi hỏi ít vốn chỉ vài triệu đồng trong tay là bạn có thể tham gia giao dịch.

Dễ dàng tiếp cận thị trường, thứ bạn cần chuẩn bị là chiếc máy tính và 1 tài khoản giao dịch mở tại công ty chứng khoán. Hiện có rất nhiều công ty chứng khoán có chính sách miễn phí hoặc hỗ trợ phí giao dịch, phí tư vấn cho khách hàng.

Nhược điểm:

Bạn dễ dàng trở thành con mồi cho các cá mập thịt nếu bạn không tìm hiểu kỹ luật chơi, chọn cho mình chiến thuật phù hợp và rèn luyện tâm lý vững chắc.

Thông tin về thị trường chứng khoán thì nhiều vô số kể nhưng chưa chắc đã đúng và kịp thời. Khi tin tức đến tai bạn thì chắc chắn nhiều người cũng đã biết và tham gia thị trường, trừ khi bạn là người nội bộ công ty. Nếu không thì hãy cân nhắc khi nghe thấy tin tốt lành của 1 doanh nghiệp, có lẽ đó là lúc nên bán cổ phiếu của mình.

Trái phiếu (Ở đây mình chỉ nói đến trái phiếu doanh nghiệp thôi nhé)

Trái phiếu là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu (trái chủ).

Ưu điểm:

Mức độ rủi ro khi đầu tư trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu, bạn sẽ nhận được khoản tiền lãi cố định hàng kỳ, thường sẽ cao hơn mức lãi gửi tiết kiệm từ 3-4%/năm. Do lãi là cố định nên bạn sẽ kiểm soát được dòng tiền tốt hơn.

Nhược điểm:

Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay nói chung chưa thực sự phát triển. Khi cần vốn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ưu tiên vay ngân hàng hơn là phát hành trái phiếu.

Để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, yêu cầu nhà đầu tư cần có vốn lớn hơn nhiều so với cổ phiếu.

Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong dài hạn cần cân nhắc đến mức lạm phát, rủi ro thanh toán của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo của trái phiếu.

2. Bất động sản

Bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất. Đầu tư bất động sản là các hoạt động liên quan đến mua, sở hữu, quản lý, khai thác bất động sản nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Bất động sản được chia thành nhiều loại hình đầu tư như đất nền, bất động sản nhà ở, thương mại hay khu công nghiệp.

Ưu điểm:

Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể sinh sôi thêm trong khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu chỗ ở tăng cao. Về lâu dài, giá bất động sản sẽ tăng.

Bất động sản là kênh đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, có thể vay ngân hàng đến 80% giá trị bất động sản. Nhà đầu tư có thể kiếm mức lợi nhuận lớn nếu sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý.

Trong khi chỉ có thể mua hoặc bán giấy tờ có giá thì đối với bất động sản, nhà đầu tư có thể cho thuê để tạo dòng tiền về hàng tháng trong thời gian chờ tăng giá.

Nhược điểm:

Tính pháp lý về bất động sản có thể sẽ gây rủi ro cho nhà đầu tư nghiệp dư và khiến họ mất trắng số tiền vất vả kiếm được trong 1 thương vụ.

Bất động sản có tính thanh khoản thấp hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác. Đồng thời cần chuẩn bị một lượng vốn nhất định trước khi tham gia đầu tư bất động sản.

Chi phí duy trì là một vấn đề cần được cân nhắc khi đầu tư bất động sản dài hạn. Các tài sản gắn liền với đất cần phải được bảo trì và tu sửa. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần đóng thuế và bảo hiểm bất động sản.

3. Đầu tư Vàng

Bên cạnh bất động sản, vàng là kênh đầu tư truyền thống phổ biến nhất. Thông thường, nhà đầu tư sẽ mua vàng miếng và cất trữ chờ tăng giá.

Vàng miếng SJC

Ưu điểm:

Trái ngược với bất động sản, vàng có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển sang tiền mặt.

Vàng là nơi trú ẩn an toàn chống lại lạm phát. Bạn đang dành tiền nghỉ hưu trong vòng 20 năm tới và lo ngại lạm phát sẽ cướp đi tất cả những gì bạn đã lao động vất vả để làm ra, hãy mua vàng.

Nhược điểm:

Khi đầu tư vàng, nhà đầu tư chỉ nhận được lợi nhuận do chênh lệch giá, không có dòng tiền về trong thời gian giữ vàng. Nhà đầu tư không có thu nhập thụ động.

Nhà đầu tư mua vàng miếng sẽ cần đầu tư không gian lưu trữ và bảo hiểm nhằm đảm bảo vàng được bảo vệ và không bị đánh cắp.

Ngoài 3 kênh đầu tư phổ biến, hiện có rất nhiều công cụ đầu tư khác nhau như thị trường ngoại hối, bitcoin, kinh doanh… Nhà đầu tư nên tìm hiểu luật chơi kỹ càng trước khi và đa dạng hóa danh mục của mình một cách hiệu quả.

Post navigation

Previous Post:

6 bước để đạt tự do tài chính và nghỉ hưu sớm

Next Post:

6 cái lọ – phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Đầu tư tăng trưởng – [Series Chiến lược đầu tư cổ phiếu] Tháng Mười 31, 2020
  • 6 cái lọ – phương pháp quản lý tài chính hiệu quả Tháng Sáu 19, 2020
  • 3 kênh đầu tư phổ biến nhất để sớm tự do tài chính Tháng Sáu 14, 2020
  • 6 bước để đạt tự do tài chính và nghỉ hưu sớm Tháng Năm 21, 2020
  • Các bước lập báo cáo tài chính cá nhân Tháng Năm 13, 2020

Bình luận mới

    Lưu trữ

    Chuyên mục

    • Chiến lược đầu tư cổ phiếu
    • Quản lý tài chính cá nhân
    © 2021 Quản Lý Tài chính Cá nhân | WordPress Theme by Superbthemes